Đền Thờ Hình Ảnh Gia Phả Tài Liệu Liên Lạc

Công Trình Dịch Và In Sách Của Cố Đông



Ông Cao Xuân Phổ cùng anh em họ Cao xuân tại Việt Nam bắt đầu dự án tìm, dịch và in lại sách quý của cố Đông. Xin bà con hỗ trợ tài chánh cho công trình quý báu này.

Sách của cụ Cao Xuân Dục:

Nhân Thế Tu Tri
(tám quyển) Nhắc đến ngũ luân (khuôn phép giữa vua tôi, cha con, vợ chồng, anh em, bè bạn) và thập nghĩa (mười lẽ phải gồm cha từ, con hiếu, anh lành, em kính, chồng nghĩa, vợ nghe theo, lớn huệ, bé thuận, vua nhân, tôi trung), trong bài Tựa năm 1901 cho Nhân thế tu tri có đoạn ông viết: “Đời người phải có ngũ luân, có thập nghĩa, thì trước hết làm ra các môn luân thường, môn phẩm hạnh. Đời người phải có mưu sinh, làm ăn, thì làm ra các môn thuật nghiệp, tố lý. Đời người phải có sửa mình, thu xếp việc nhà, thì làm ra các môn trị nhà, sửa xét mình. Đời người phải có tiếp xúc với người khác, thì làm ra các môn thù tiếp và thủ ngự để kết thúc toàn bộ sách. Vì vậy, nay vậy, nay tốt, tìm rộng trong các sách, lựa lọc trích lấy, chia môn, định loại, đem ra xếp đặt chú thích, tuy đến việc làm hung ác, cũng trích lấy một hai việc để mà khuyên răn.” Sách kể ra tám mươi sự việc xảy ra ở Trung Quốc và Việt Nam, nhằm khuyên làm lành tránh dữ. Có thể qua sách này tìm hiểu được triết lý đạo Nho ở Việt Nam trong một thời kỳ lịch sử nhất định.

Quốc Triều Khoa Bảng Lục

Long Cương Văn Tập
Tập sách bao gồm các bài văn của cụ Cao Xuân Dục - Ðông các đại học sĩ dưới triều Nguyễn (1843-1923) - vừa được xuất bản với bản tuyển dịch của Nguyễn Văn Nguyên. Nguyên bản sách bằng chữ Hán, chép tay, hiện lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, tên đầy đủ là Long Cương Kinh để hành dư văn tập.

Sách gồm các nội dung: các bài biểu văn chúc mừng của quần thần nhân dịp đại lễ như tấn tôn hoàng đế Duy Tân; tấu nghị xin đặt lệ cấp áo mũ cho các phó bảng tân khoa, xin thay đổi phép học và phép thi; thư công văn trả lời quan khâm sứ trú Kinh về vấn đề quân chủ, về phép học phép thi ở Nam Bắc kỳ và Cao Miên...

Ðặc biệt có bức “Thư soạn thay cho tôn nhân, đình thần xin lập quân chủ”, gửi đến viên khâm sứ Lévêque vừa thể hiện khí độ đối đáp theo thể thức ngoại giao, vừa là văn bản phản ánh được bối cảnh triều đình Huế đương thời...

Vì là tuyển dịch nên tập sách thiếu hẳn phần thơ quốc âm, do cụ Cao Xuân Dục xướng họa với bạn bè. Dù sao, đây cũng là tấm lòng đáng trân trọng của hậu thế hướng về bậc đại thần danh sĩ một thời nhân dịp sắp kỷ niệm 170 năm ngày sinh của ông.


Đại Nam Nhất Thống Chí
Đại Nam nhất thống chí là bộ tổng tập đầy đủ địa chí các tỉnh, do các thế hệ tác giả hữu danh và vô danh ở các địa phương và ở triều đình đóng góp công sức biên soạn, hiệu đính, bổ sung, chỉnh lí, cuối cùng được “trùng tu” và khắc in vào băm 1910.
- Sách in khổ 16 x 24cm, in bìa cứng, do Trung tâm VHNN Đông Tây liên kết với NXB Lao Động ấn hành.

Thư Viện
* Đại Nam Thực Lục (ghi sử 1883-1888),
* Quốc Triều Sử Toát Yếu (ghi sử Nguyễn Kim -1886),
* Đại Nam Nhất Thống Chí (địa chí Trung Bộ - Duy tân - 1910),
* Đại Nam Dư Địa Chí Ước Biên (Trung và Bắc Bộ),
* Quốc Triều Luật Lệ Toát Yếu (Duy Tân 1907-1916),
* Quốc triều tiền biên toát yếu,
* Quốc Triều Khoa Bảng Lục (ghi chép tên họ, quê quán người thi đỗ),
* Quốc Triều Hương Khoa Lục (ghi chép tên họ, quê quán người thi đỗ).

* Bộ Nhân Thế Tu Tri (1901 - 8 tập 900 trang) trích trong Kinh Sử những lời hay ý đẹp nhằm giúp giáo dục con người tu dưỡng, sửa mình và mưu sinh;
* Long Cưong Văn Đối;
* Long Cưong Bát Thập Thọ Ngôn;
* Long Cương Đối Liên;
* Long Cương lai hạ tập;
* Long Cương hưu đình hiệu tần;
* Hà Nam trường hương thi văn tuyển;
* Hạ Thọ Liên;
* Hạ Ngôn đăng lục.




back to top



Hình Ảnh || Liên Lạc || English || Français