Nguyễn Duy Nhiếp - caoxuan.com - 
Đền Thờ Hình Ảnh Gia Phả Tài Liệu Liên Lạc

Cao Xuân Dục   –   Phan Thị Tiệp

Nguyễn Duy Nhiếp

Án sát Sơn Tây
( Việt Nam )

Cao Thị Hòa


Nguyễn Thị Quỳnh Nghi
Nguyễn Sĩ Túc
Nguyễn Sĩ Đạo

- Cụ Nguyễn Duy Nhiếp là con trai cụ Nguyễn trọng Hợp, Văn minh điện Đại học sỹ và bà Lưu thị Cầu, quán xã Kim lũ, huyện Thanh trì, tỉnh Hà nội.

- Cụ Nguyễn duy Nhiếp đỗ Cử nhân, làm quan đến chức Án sát tỉnh Sơn Tây, mất khi mới 37 tuổi.

*Tiểu sử

Danh sĩ, tác giả Nguyễn Duy Nhiếp đời Thành Thái, tự Thạch Hữu, hiệu Lan Bính, sinh năm Quý Hợi (1863), quê làng Kim Lũ, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông nay thuộc huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Ông là con trai phụ chánh đại thần Nguyễn Trọng Hợp.

Năm Tân Mão (1891) niên hiệu Thành Thái thứ 3, ông đậu cử nhân tại trường Hà Nam; năm này Hà Nội và Hà Nam thi chung. Ông làm quan tại các tỉnh ở Bắc Kỳ, sau chuyển về kinh làm việc ở Quốc sử quán.

Khi Nguyễn Trọng Hợp về hưu năm 1897, Nguyễn Duy Nhiếp làm Án Sát Sơn Tây.

Nguyễn Duy Nhiếp là con rể Tổng tài Quốc sử quán Cao Xuân Dục, vợ ông là nữ sĩ Cao Ngọc Anh (1878-1970) tác giả thi tập Khuê sầu thi thảo.

Người con thứ nhì của Nguyễn Duy Nhiếp là Nguyễn Sĩ Giác, đỗ tiến sĩ năm 1910, nhưng không ra làm quan, tham gia phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục.

Năm Giáp Thìn (1904), ông mất, hưởng dương 41 tuổi.

Tác phẩm

Kim Giang Nguyễn tướng công nhật lịch

Kim Giang tướng quốc đại nhân nhật lịch tùy kí

Quốc triều hương khoa (hợp soạn)

Hai tác phẩm trên là lý lịch phụ chánh Nguyễn Trọng Hợp, nhất là quyển Kim Giang tướng quốc đại nhân nhật lịch tùy kí (10 quyển). Bộ này nội dung tương tự bộ trên nhưng có ghi nhiều sự kiện lịch sử liên hệ đến giai đoạn thực dân Pháp đàn áp các cuộc khởi nghĩa và củng cố chế độ bảo hộ Pháp trên đất nước ta.

Các sự việc trong sách đều có liên quan đến Nguyễn Trọng Hợp (1834-1902) từ năm Giáp Ngọ (1834) đời Minh Mạng thứ 15 là năm sinh của Nguyễn Trọng Hợp trong đó các sự việc được chép theo thứ tự từng ngày, từng tháng đến tháng 10 năm Thành Thái thứ 10 (1898). Sách gồm các quyển:

Quyển 1: Từ năm Giáp Ngọ (1824) đến năm Quý Dậu (1873);

Quyển 2: Từ năm Giáp Tuất (1874) đến năm Bính Tý (1876);

Quyển 3: Từ năm Đinh Sửu (1877) đến năm Canh Thìn (1880);

Quyển 4: Từ năm Tân Tỵ (1881) đến năm Mậu Tý (1888);

Quyển 5: Năm Kỷ Sửu (1889);

Quyển 6: Từ năm Canh Dần (1890) đến năm Tân Mão (1891);

Quyển 7: Từ năm Nhâm Thìn (1892) đến năm Quý Tỵ (1893);

Quyển 8: Năm Giáp Ngọ (1894);

Quyển 9: Từ năm Ất Mùi (1895) đến năm Đinh Dậu (1897);

Quyển 10: Từ năm Mậu Tuất (1898) đến tháng 10 năm ấy.

Sách này tuy chỉ là lý lịch của Nguyễn Trọng Hợp nhưng trong thời gian từ 1834 đến 1898 là thời gian thực dân Pháp đang xâm chiếm nước ta, mà Nguyễn Trọng Hợp là một vị đại thần phụ chánh của triều đình Huế trong một thời gian, nên trong đây có nhiều sự kiện liên quan đến lịch sử nước nhà.

[edit]

?Bạn có thông tin về Nguyễn Duy Nhiếp?
Nếu bạn biết password xin bấm vào [đây - edit] để bổ túc tiểu sử.
Nếu không biết password xin bấm vào [đây - send info] để gửi qua email.
Chúng tôi sẽ đọc qua và đăng lên mạng. Cảm ơn.

Tra liên hệ giữa hai người

Tên người 1

Tên người 2




Hình Ảnh || Liên Lạc || English || Français