Cao Xuân Dục - caoxuan.com - 
Đền Thờ Hình Ảnh Gia Phả Tài Liệu Liên Lạc

Cao Văn Khanh   –   Nguyễn Thị Phiên
Cao Văn Quang   –   Phạm Thị Tỉnh
Cao Văn Cự   –   Phạm Thị Tựu

[edit]

Cao Xuân Dục


1843 – 1923
Thượng thư Ðông các Ðại học sỹ
( Việt nam )

Phan Thị Tiệp

Cao Thị Bích
Cao Xuân Tiếu
Cao Thị Quán
Cao Thị Hòa
Phan Thị Chiêu
Trương Thị Liễu

Cao Xuân Khôi
Ngô Thị Trinh

Cao Thị Thuyên
Cao Xuân Xang
Lê Thị Nhữ

Cao Thị Trâm
Cao Thị Soa
Cao Thị Ngân
Lê Thị Tính

Cao Thị Diệm
Cao Xuân Thọ
Cao Thị Đóa
Cao Thị Nhụy
Lê Thị Di

Cao Xuân Đài
Cao Thị Kính
Cao Xuân Cẩm
Cao Xuân Thể
Cao Xuân Tuệ
Cao Thị Xuân Tích

Cụ Cao Xuân Dục, [chữ Hán: 高春育] - tự là Tử Phát, hiệu Long Cương, sinh năm 1843 ở thôn Thịnh Mỹ (Thịnh Khánh), xã Cao Xá, huyện Ðông Thành, phủ Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, Việt Nam.

Cụ thường chú thêm 4 chữ "Cổ Hoan Ðông Cao" sau tên hiệu của mình (tức người châu Hoan xưa cũ, xã Cao Xá, huyện Đông Thành).

Năm 1876, cụ đỗ cử nhân, đồng khoa với cụ Phan Ðình Phùng ở Hà Tĩnh, cụ Nguyễn Ðôn Tiết ở Thanh Hoá và cụ Phan Vãn Ái ở Hà Nội.

Trong quá trình làm quan, cụ Dục đã trải qua những chức:

Biện lý Bộ Hình (1883)
Án sát Hà Nội (1883)
Bố Chánh Hà Nội (1884)
Tuần Phủ Hưng Yên (1889)
Tổng Ðốc Sơn Hưng Tuyên (1889)
Khâm Sai Chủ Khảo trường thi Hương Hà Nam (1894)
Tổng Ðốc Ðịnh Ninh (1896)
Phó Tổng Tài Quốc Sử Quán (1898)
Tổng Tài Quốc Sử Quán (1903)
Chủ Khảo trường thi Hội (1901), quản Quốc Tử Giám
Thượng Thư Bộ Học (1907)
Cơ Mật Viện Ðại Thần - Phụ Chính Ðại Thần
Phong hàm Thái Tử Thiếu Bảo (1908)
Phong tước An Xuân Tử (1911)
Về hưu với hàm Ðông Các Ðại Học Sĩ (1913)

Ðông Các Ðại Học Sĩ là một trong Tứ Trụ Triều Ðình, bốn vị quan lớn có nhiệm vụ bàn bạc với vua Nguyễn những chuyện quan trọng trong việc giữ gìn cơ sở đất nước. Ðông Các Ðại Học Sĩ có nhiệm vụ lập dựng các văn thư quan trọng, coi sóc việc tuyển chọn nhân sự của triều đình.

Khi Pháp muốn cử Trương Như Cương làm Phó Vương, bắt các quan trong triều phải ký vào biểu dâng lên Vua, cụ Cao Xuân Dục đã không nghe theo, còn đề vào mấy câu:

Thiên Vô Nhị Nhật

Quốc Vô Lưỡng Vương

Thần Cao Xuân Dục

Bất Khả Ký

Trời không có hai mặt trời

Nước không có hai vua

Thần Cao Xuân Dục

Không thể ký

Do đó mà cụ bị gièm, giáng chức về làm tri phủ huyện Quốc Oai, Hoàng Xá.

Cụ Cao Xuân Dục qua đời năm 1923, thọ 81 tuổi.

Bắt đầu từ cụ Cao Xuân Dục, gia đình họ Cao trở thành một vọng tộc ở đất Nghệ An từ cuối thế kỷ XIX.

Trong số các con của cụ có:

Cao Xuân Tiếu, phó bảng khoa Ất Ty. (1905) làm quan đến Thượng Thư

Cao Xuân Khôi, tú tài (1905)

Cao Xuân Thọ, cử nhân (1911), làm quan Tri Phủ

Cao Xuân Xang, học vấn uyên bác, vẽ giỏi, thơ hay

Cao Thị Ngọc Anh, nhà thơ

Trong hàng cháu của cụ Cao Xuân Dục thì có:

Cao Xuân Tảo, cử nhân (1912), làm quan Tá Lý Bộ Lễ

Cao Xuân Huy, giáo sư triết học Hà nội

Trong hàng chắt thì có:

Cao Xuân Hạo, dịch giả và ngôn ngữ học nổi tiếng

__________

Giáo Sư Chương Thâu (Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu) có viết :

"Cao Xuân Dục có thể xứng đáng là một nhà văn hoá lớn ở nước ta cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Ðứng đầu Bộ Học và Sử Quán, ông chỉ đạo và tham gia biên soạn cùng một số học giả ở hai cơ quan này nhiều bộ sách về sử và địa lý."

Sách tiêu biểu gồm có:

  • Ðại Nam Thực Lục đệ ngũ kỷ,đệ lục kỷ (ghi sử 1883-1888)

  • Quốc Triều Sử Toát Yếu (ghi sử Nguyễn Kim -1886)

  • Ðại Nam Nhất Thống Chí (địa chí Trung Bộ - Duy tân - 1910)

  • Ðại Nam Dư Ðịa Chí Ước Biên (Trung và Bắc Bộ)

  • Quốc Triều Luật Lệ Toát Yếu (Duy Tân 1907-1916)

  • Quốc Triều Khoa Bảng Lục (ghi chép tên họ quê quán người thi đỗ)

  • Quốc Triều Hương Khoa Lục (ghi chép tên họ quê quán người thi đỗ)

Ngoài ra Cụ Cao Xuân Dục còn biên tập:

  • Bộ Nhân Thế Tu Tri (1901 - 8 tập 900 trang) trích trong Kinh Sử những lời hay ý đẹp nhằm giúp giáo dục con người tu dưỡng, sửa mình và mưu sinh.

  • Long Cương Văn Ðối

  • Long Cương Bát Thập Thọ Ngôn

Cụ Cao Xuân Dục rất có ý thức sưu tầm bảo lưu sách cổ trong thời gian làm quan khắp nơi, cụ dày công tìm kiếm ghi chép lại những sách cổ, lập thành Long Cương Bảo Tàng Thư Viện.

"Ông thực có công lớn đối với văn hoá dân tộc."

____________________

Các bài trên Internet:

____________________

Sách của cụ Cao Xuân Dục:

  • Nhân Thế Tu Tri (tám quyển) Nhắc đến ngũ luân (khuôn phép giữa vua tôi, cha con, vợ chồng, anh em, bè bạn) và thập nghĩa (mười lẽ phải gồm cha từ, con hiếu, anh lành, em kính, chồng nghĩa, vợ nghe theo, lớn huệ, bé thuận, vua nhân, tôi trung), trong bài Tựa năm 1901 cho Nhân thế tu tri có đoạn ông viết: “Đời người phải có ngũ luân, có thập nghĩa, thì trước hết làm ra các môn luân thường, môn phẩm hạnh. Đời người phải có mưu sinh, làm ăn, thì làm ra các môn thuật nghiệp, tố lý. Đời người phải có sửa mình, thu xếp việc nhà, thì làm ra các môn trị nhà, sửa xét mình. Đời người phải có tiếp xúc với người khác, thì làm ra các môn thù tiếp và thủ ngự để kết thúc toàn bộ sách. Vì vậy, nay vậy, nay tốt, tìm rộng trong các sách, lựa lọc trích lấy, chia môn, định loại, đem ra xếp đặt chú thích, tuy đến việc làm hung ác, cũng trích lấy một hai việc để mà khuyên răn.” Sách kể ra tám mươi sự việc xảy ra ở Trung Quốc và Việt Nam, nhằm khuyên làm lành tránh dữ. Có thể qua sách này tìm hiểu được triết lý đạo Nho ở Việt Nam trong một thời kỳ lịch sử nhất định.

  • Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu

  • Quốc Triều Khoa Bảng Lục

Xem thêm Dự án sưu tầm và in ấn sách của Cố Đông

____________________

[edit]

?Bạn có thông tin về Cao Xuân Dục?
Nếu bạn biết password xin bấm vào [đây - edit] để bổ túc tiểu sử.
Nếu không biết password xin bấm vào [đây - send info] để gửi qua email.
Chúng tôi sẽ đọc qua và đăng lên mạng. Cảm ơn.

Tra liên hệ giữa hai người

Tên người 1

Tên người 2




Hình Ảnh || Liên Lạc || English || Français